halong bay tour
0 votes
in Education by

Người Việt mình yêu thích ca dao, điều đó ai cũng biết "xưa như trái đất" và không có gì đáng nói thêm. Ca dao đã hoàn thiện tuyệt đối thể thơ lục bát thuần Việt và đặc sắc của dân tộc trước khi thể thơ này bay lên tới tuyệt đỉnh nghệ thuật ngôn từ ở Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du thế kỷ 18.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:


Người Việt có truyền thống yêu thơ, tự hào về thơ. Ngay từ thời phong kiến xa xửa xa xưa, các cụ mình đã từng mãn nguyện, mãn ý nước mình "thật đáng gọi là một nước thơ" (trích lời cụ Ngô Thì Nhậm). Cụ còn phấn khích kêu lên "Hạnh tai sinh Nam bang" - chúng ta may mắn sinh ra ở nước Nam, vì xứ mình ai ai cũng làm được thơ; "Lại viên dược thị tống năng thi"- từ viên thư lại đến thợ thuyền, ai cũng làm được thơ và thơ phổ cập, phổ biến nhất lại chính là lục bát trên sáu chữ dưới tám chữ, trong đó thời phong kiến chủ yếu thơ là ca dao truyền miệng. Thế nhưng yêu ca dao đến độ viết liền ba tập sách về ca dao như trường hợp "người viết văn xuôi là chính" như nhà văn Duyên Anh (sinh năm 1935 quê Thái Bình, mất tại Pháp năm 1997) thành danh từ thời Sài Gòn cũ, thì cũng là một sự hi hữu đáng kể. Đấy là hai tập có cái tên gợi cảm "Vỡ lòng ca dao" và tập thứ ba "Về với ca dao".


Ca dao phổ cập như thế, thơ lục bát dại chúng như thế, "người người lớp lớp "làm thơ như thế nhưng nếu phải làm cái việc không dễ làm là định nghĩa ngắn gọn ca dao để trả lời câu hỏi ca dao là gì thì… chắc chắn mỗi người từ "góc độ thơ" riêng sẽ có câu trả lời riêng và tóm gọn, tổng quát hàng ngàn hàng vạn "định nghĩa riêng tư nhiều khi vô tri vô sách" ấy, cũng khó như là chuyện… mò kim đáy biển. Tác giả Duyên Anh có cách định nghĩa mơ hồ nhưng nghĩ kỹ… có lý :"Ca dao rất cũ và rất mới; rất xa và rất gần". Về mặt tuổi thọ, ca dao tính hàng vài thế kỷ, chắc chắn phải trước, xa Truyện Kiều lắm lắm. Và cũng chắc chắn nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật thơ thời xửa xưa ấy đâu thể kỳ diệu tân tiến như thời "hậu sinh khả úy" a-còng! Ấy thế nhưng, có một sự thật lạ lùng là so với một số câu lục bát thời hiện đại được vinh danh (nghĩa là tiêu biểu) trong những ngày hội thơ truyền thống (hay truyền thông?) tháng giêng từ trung ương xuống địa phương, kể cả những câu "bay lên trời" Văn Miếu Quốc Tử Giám thì có lẽ người "khó tính thơ" (không phải khó tính tiền tài) nhất cũng dễ thấy nhiều câu ca dao cổ còn vượt xa cả… tâm lẫn tầm! Dù chỉ là câu phiếm chỉ, bất chợt nhớ, ví như "Ai đi đằng ấy xa xa - Để em ôm bóng trăng tà năm canh"; hay ví như "Ước gì sông rộng một gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi" v.v và v.v cũng đã thấy hơn hẳn, hơn tuyệt đối thứ thơ "trông xa" tưởng "nhân văn thứ thiệt" đến gần lại hóa tào lao, kiểu như đêm ôm vợ bỗng thấy mình dật thột tưởng nhớ gì hóa nhớ… nhớ con thuyền đầu bãi "khểnh" chơ vơ…


Trở lại chuyện người viết về ca dao gọi là "tâm bút" cho ba cuốn sách, trong tập thơ "Em - tôi, Sài Gòn - Paris", tác giả nêu câu hỏi thơ "Có bao giờ em nói - Câu tình tự ca dao?" Trước nữa rất xa, thời thơ mới 1930-1945 đánh dấu bước tiến vượt bậc của thơ Việt từ bến bờ cổ điển "thời cổ cận" "đáo bỉ ngạn" sang hiện đại, Huy Cận đã viết hai câu tuyệt hay, cũng có một câu hỏi phiếm định thời gian "Một buổi trưa không biết ở thời nào - Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao." Ca dao là tiếng nói để người Việt mình hỏi han nhau, có người định nghĩa giản dị thế thôi mà nghe cũng lọt tai lọt tâm lắm. Lại nhớ ca từ nhạc phẩm Hương Xưa đầy biểu cảm của nhạc sĩ Cung Tiến: "Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng bướm bên ao. Người ơi còn nghe mãi tiếng ru êm êm buồn trong ca dao…"


Đi tới khúc quanh cuối cùng của cuộc đời nhiều duyên nợ văn chương nhưng cũng thật nhiều hệ lụy cuộc đời bởi một lẽ quá hiển nhiên dễ hiểu: người Việt được "trời ban cho tuổi "(thiên tước)" nay đã qua mốc nhân sinh thất thập, hỏi mấy ai không lao đao lận đận trong một thời đoạn lịch sử quá nhiều thăng trầm sóng gió của thế kỷ 20 bão táp cách mạng? Người cầm bút được mệnh danh "chứng nhân thời đại" đúng nghĩa, thì "dù đứng ở đâu" bên này hay bên kia chiến tuyến trong dòng cuồng lưu thế cuộc chiến tranh, chia rẽ, hận thù, ly tán, lại càng không là ngoại lệ. Có một điều đáng nói thêm là tác giả "Vỡ lòng ca dao" "Tìm về ca dao" khi đứng ở cột mốc cuối đường đời lấy văn làm nghề, lấy chữ làm nghiệp vẫn tuyệt đối tin tưởng ở sức mạnh vĩnh cửu của tâm hồn Việt thể hiện ở nội lực kỳ diệu của ca dao. Lời Tâm Bút: "Tôi tin tưởng mãnh liệt rằng, khi ta đứng bên bờ vực thẳm, chợt nhớ mấy áng ca dao, ta đọc vang trời đất, sẽ được cứu rỗi!" Quả như thế chăng? Ca dao, hay mở rộng ra là ngôn ngữ, là tiếng nói dân tộc, là phần vừa hiển lộ vừa hàm ngôn văn hóa, tinh thần, tâm hồn tình cảm dân tộc; nếu không tiềm tàng sức mạnh "siêu nhiên vĩnh cửu", thì sự thể nước Việt sẽ ra sao!./.

Please log in or register to answer this question.

You are using Adblock

Our website is made possible by displaying online advertisements to our visitors.

Please consider supporting us by disabling your ad blocker.

I turned off Adblock
...